Cách ước tính lượng điện tiêu thụ của các thiết bị điện gia dụng

Trong quá trình sử dụng đồ dùng điện trong gia đình chắc bạn đã không ít lần tự hỏi, tủ lạnh một tháng chạy hết bao nhiêu tiền, tháng này mình dùng máy nước nóng, lò vi sóng nên hóa đơn tiền điện không biết lại tăng bao nhiêu,… Trên thực tế thì chúng ta có thể ước tính được lượng điện năng tiêu thụ cho từng loại thiết bị, từ đó có đưa quyết định cách thức sử dụng điện hợp lý cho gia đình mà không phải cứ phán đoán cảm tính hoặc nghe mọi người nói vì mỗi thiết bị sẽ có công suất khác nhau tùy chức năng, nhà sản xuất, công nghệ,… Trong bài viết này 1FIX sẽ giới thiệu cùng bạn cách ước tính lượng điện tiêu thụ của các thiết bị điện gia đình hàng tháng rất đơn giản.

1. Tính theo công suất tối đa của thiết bị

Trên hầu hết các thiết bị điện gia dụng đều có ghi công suất hoạt động tối đa của sản phẩm. Căn cứ vào dữ liệu này chúng ta có thể dễ dàng tính được lượng điện tiêu thụ của điều hòa, tivi, máy giặt, bình tắm nóng lạnh,… nhà mình 1 tháng tiêu thụ hết bao nhiêu tiền điện sau đó cộng tổng lại bạn sẽ áng chừng được số tiền điện mình phải chi trả hàng tháng nếu sử dụng tất cả các thiết bị đó là bao nhiêu. cach uoc tinh luong dien tieu thu tren thiet bi dien Công thức tính lượng điện tiêu thụ cho các thiết bị điện trong gia đình cụ thể như sau: A= P.t A: lượng điện tiêu thụ trong thời gian t; P: công suất (đơn vị KW); t: thời gian sử dụng (đơn vị giờ). Lấy ví dụ như trong hình trên: – Máy lạnh có công suất tối đa là 1200W = 1,2KW thì lượng điện tiêu hao khoảng 1,2 KWh sau 1 giờ sử dụng. Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt:
Nhóm đối tượng khách hàng Giá bán điện (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 – 50 1.678
Bậc 2: Cho kWh từ 51 – 100 1.734
Bậc 3: Cho kWh từ 101 – 200 2.014
Bậc 4: Cho kWh từ 201 – 300 2.536
Bậc 5: Cho kWh từ 301 – 400 2.834
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 2.927
Nếu tính theo biểu phí này cho 1 gia đình từ 2-4 người thì 1 giờ sử dụng máy lạnh sẽ giao động từ 2.000 đồng đến 3.800 đồng tùy tổng lượng điện tiêu thụ thực tế của gia đình hàng tháng đạt tới mức nào. Trong thực tế thì lượng điện tiêu thụ có thể sẽ ít hơn vì trong ví dụ, chúng ta đang sử dụng công suất tối đa của thiết bị để tính, trên thực tế không phải lúc nào các thiết bị điện cũng luôn chạy với công suất tối đa. Nếu bạn ứng dụng một số mẹo 1FIX đã chia sẻ ở bài viết 12 cách sử dụng máy lạnh giúp tiết kiệm điện thì chắc chắn lượng điện tiêu thụ sẽ còn thấp hơn nữa. Đặc biệt là với các thiết bị điện được trang bị máy nén Inverter có khả năng tiết kiệm điện nên lượng điện tiêu thụ cũng sẽ thấp hơn.

2. Tính theo điện năng tiêu thụ mỗi năm

Khi chọn mua các thiết bị điện nên để ý đến các thông tin trên “Nhãn năng lượng” được dán trên mỗi thiết bị, xem thiết bị của bạn được đánh giá ở mức nào trên thang điểm 1 – 5 sao. Số sao đánh giá càng cao thì lượng điện tiêu thụ của thiết bị đó sẽ càng thấp. Nên bước đầu để tiết kiệm tiền điện hàng tháng đó là bạn phải lựa chọn các thiết bị có nhiều sao năng lượng.

cach tinh luong dien tieu thu tren thiet bi dien lanh 2

Đối với những thiết bị sử dụng liên tục như tủ lanh, trên nhãn năng lượng của sản phẩm sẽ có đề cập tới điện năng tiêu thụ một năm, ta sẽ dựa số liệu này để tính toán một cách tương đối lượng điện mà thiết bị tiêu tốn trong một ngày. Bạn chỉ cần lấy số điện năng tiêu thụ trong 1 năm chia cho 365 ngày là ra lượng điện thiết bị tiêu thụ trong 1 ngày. Theo ví dụ ở hình trên, trên tem năng lượng của tủ lạnh Samsung Inverter RT38FEAKDSL có để thông số “Điện năng tiêu thụ” là 403kWh/năm, vậy trong một ngày tủ sẽ tiêu thụ lượng điện khoảng:  ~403kWh/365 ngày = 1,1kWh. Như vậy, với các cách tính đơn giản nêu trên bạn có thể ước lượng được số điện năng tiêu thụ của các thiết bị điện trong gia đình để có những biện pháp sử dụng điện khoa học, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Nếu có thắc mắc gì, bạn hãy bình luận ở phía dưới để được giải đáp nhanh nhất nhé!

Photo of author

kimtuyen

Tôi tin rằng mỗi không gian sống đều tiềm ẩn những tiềm năng vô hạn, chỉ cần chúng ta biết khám phá và phát huy chúng một cách đúng đắn. Tôi là Kim Tuyến,mặc dù là nữ giới nhưng đã có hơn 5 năm học tập, nghiên cứu về chủ đề sửa chữa và cải tạo nhà cửa. Đam mê với lĩnh vực này, tôi quyết tâm chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của mình thông qua việc viết blog, để cùng các bạn cải thiện không gian sống của mình. Tôi tin rằng, với những bài viết chân thành và hữu ích, tôi sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và tài chính trong việc hoàn thiện ngôi nhà mơ ước.

Viết một bình luận